Cổng Chợ Phan-Rang ngày xưa. Trước 1975 cho đến khoảng năm 1996, quốc lộ 1 đi qua trước cổng chợ. Vui nhất là những dịp chuẩn bị đón Tết. Các hàng, quán bày biện ra ven đường, người người tấp nập chen chân sắm tết. Thích nhất là được Mạ chở đi sắm Tết vào những ngày này.
Cầu Mống ngày xưa được xây dựng vừa sử dụng cho hỏa-xa vừa có đường cho phương tiện giao-thông lưu thông qua lại. Cứ mỗi lần chờ tàu đến là phải chờ trên 15 phút, sau đó lại tiếp tục chờ chen nhau qua cầu vì cầu chỉ đủ một làn xe ô-tô qua lại.
Cầu Đạo-Long xưa trông mộc mạc và lãng mạng. Cầu gồm có cầu chính cho phương tiện cơ giới lưu thông và một cầu nhỏ chạy song song dành cho người đi bộ và xe đạp. hai bên cầu có vọng gác và lô-cốt phòng thủ. Sau biến cố 1975, cầu nhỏ bị đánh sập nên các phương tiện đều đi chung cây cầu chính này. Đây cũng chính là cây cầu huyết mạch lưu thông Bắc-Nam ngày đó.
Sân Vân động Phan Rang ngày xưa là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng của Ninh Thuận. Ảnh trên là một cuộc diễu binh trước năm 1970.
Cổng vào sân bay Bửu Sơn (Thành Sơn) ngày xưa. Đây là căn cứ không quân phòng thủ Sài-Gòn từ xa của Quân-lực VNCH.
Nhà thờ Phan Rang trước 1975. Lúc này chánh xứ là Cha Giu-se Đinh Tường Huấn, Cha quản xứ đến khoảng năm 1996 thì qua đời và Cha được chôn cất ngay sau nhà thờ Phan Rang.
Mỹ-Đức chính là quê hương thứ 2 của gia-đình sau những ngày bôn ba của biến cố 1975. Mỹ-Đức ngày xưa nghèo nàn và thưa thớt, tuy nhiên tình người trong Giáo-họ Mỹ-Đức, hàng xóm ngày ấy thật gần gũi, thân thương ....
Đây là quảng trường tại ngã 3 chợ Phan Rang (Nay là nơi đặt bảng hiệu Led quảng cáo)
Một góc trước Chợ Phan-Rang, ở xa là tháp điện cung cấp cho khu vực chợ. Phan-Rang ngày xưa nhà cửa trông cũng đã khang trang và sầm uất.
Con đường trước Rạp Việt-Tiến. Đây là một rạp chiếu phim tư nhân. Sau 1975 rạp hoạt động cầm chừng, đến khoảng năm 1990 thì ngưng hoạt động vì thua lỗ, hiện nay cho thuê mướn hội trường tổ chức tiệc, hội nghị (Do Cty Chiếu bóng Ninh Thuận quản lý)
Con phố trước rạp Việt-Tiến, các ngôi ngà ngày xưa giờ vẫn còn nhưng những cây phương gần như đã vắng bóng.
Các nữ-sinh trường TH Bồ-Đề xưa (nay là trường THCS Lê-Hồng-Phong) một ngôi trường có tên tuổi của Phan Rang lúc bấy giờ.
Ngôi trường Duy Tân ngày xưa, nay là trường THPT Nguyễn-Trãi, chính là ngôi trường mà cả 5 anh em đã từng học và tốt nghiệp.
Trường Nam trước 1975, nay là trường THCS Lý-Tự-Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét